365 Chuyện Kể Hàng Đêm – Mùa Thu - "Mai Lan Phương Luyện Nhãn Lực"

Chương trước Chương tiếp

Mai Lan Phương là diễn viên kinh kịch nổi tiếng Trung Quốc. Thuở nhỏ, Mai Lan Phương rất yếu ớt, ông còn bị cận thị nhẹ, hai mí mắt sụp xuống, hễ ra gió là chảy nước mắt, nhìn hai mắt ông rất dại, chứ không được tinh nhanh như những đứa trẻ khác. Nếu không có một đôi mắt linh hoạt, có hồn thì cho dù có hát kinh kịch hay đến mấy đi chăng nữa cũng không thể truyền tải hết cái thần của vai diễn, lại càng không thể trở thành diễn viên kinh kịch xuất sắc được. Chính vì thế mà cậu bé Mai Lan Phương luôn cảm thấy buồn bã, chán nản. Sau đó, không biết nghe ai nói rằng nuôi chim bồ câu có thể luyện tập cho mắt, chàng thanh niên mười bảy tuổi Mai Lan Phương cũng muốn thử và bắt đầu nuôi chim bồ câu.

3-0

Lúc đầu, cậu chỉ nuôi có vài con nhưng sau đó, số lượng chim bồ câu đã tăng lên thành mười mấy con. Mai Lan Phương nói rằng: “Nuôi chim bồ câu cũng giống như huấn luyện một đội không quân vậy, nếu không có năng lực tổ chức thì không thể nuôi được chúng. Khi bồ câu bay đi thì cần có sự chỉ huy.” Mai Lan Phương dùng một cây gậy tre, trên đầu gậy có gắn một lá cờ màu đỏ. Khi cậu vẫy lá cờ này thì đàn bồ câu sẽ bay lên. Đổi lại lá cờ đỏ bằng lá cờ xanh, đàn chim sẽ đậu xuống. Sau khi đã huấn luyện một đàn chim bồ câu có thể bay cao, bay xa và đáp xuống theo hiệu lệnh của mình, Mai Lan Phương lại bổ sung thêm một, hai con chim mới vào đàn. Hàng ngày, Mai Lan Phương dậy từ sớm, cho chim bồ câu ăn, uống nước, sau đó bắt đầu huấn luyện chúng.

3-1

Đầu tiên, Mai Lan Phương sẽ thả vài chú chim có khả năng bay tốt ra trước, sau đó là nhóm thứ hai, thứ ba… Mỗi khi chim bồ câu bay gần, bay xa, cậu đều nhìn theo chúng, vậy là đôi mắt có thể được mở to hơn, hai con ngươi chuyển động linh hoạt hơn, hơn nữa lại có thể nhìn xa hơn nhiều. Một thời gian dài kiên trì luyện tập, căn bệnh sụp mí mắt của Mai Lan Phương đã khỏi, khi ra gió không còn chảy nước mắt nữa và hai con ngươi cũng trở nên sinh động, có hồn hơn.

Khi biểu diễn, mọi người đều nhận xét là đôi mắt của Mai Lan Phương rất có thần, ngay cả những người ngồi ở hàng ghế sau cùng cũng có thể nhận thấy ánh mắt của Mai Lan Phương đang nhìn về phía họ. Việc nuôi chim bồ câu không những có thể giúp cậu luyện mắt mà còn giúp cậu rèn luyện thể lực nữa. Ngày nào cũng vẫy cờ khiến hai cánh tay, lưng và chân của Mai Lan Phương trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn.

Chính nhờ những lợi thế đó mà Mai Lan Phương mới dễ dàng thực hiện bài múa kiếm trong vở Bá Vương biệt Cơ và màn múa lụa đỏ trong vở Thiên nữ tản hoa. Ngày nào cũng thức dậy sớm, hít thở không khí trong lành khiến cho phổi của Mai Lan Phương hoạt động tốt hơn. Nhờ những lợi thế đó mà Mai Lan Phương đã đặt được nền móng cho trường phái nghệ thuật Mai Phái nổi tiếng sau này.

Sưu tầm

Trò chuyện cùng bé

Mai Lan Phương không có một thể trạng tốt ngay từ khi sinh ra, nhưng vẫn trở thành diễn viên kinh kịch nổi tiếng một thời của Trung Quốc. Đó đều là kết quả sau một thời gian dài khổ luyện. Chỉ cần chúng ta học tập Mai Lan Phương, kiên trì học tập thì chắc chắn có thể đạt được thành tích tốt, đúng không nào?

Mai Lan Phương là diễn viên kinh kịch nổi tiếng Trung Quốc. Thuở nhỏ, Mai Lan Phương rất yếu ớt, ông còn bị cận thị nhẹ, hai mí mắt sụp xuống, hễ ra gió là chảy nước mắt, nhìn hai mắt ông rất dại, chứ không được tinh nhanh như những đứa trẻ khác. Nếu không có một đôi mắt linh hoạt, có hồn thì cho dù có hát kinh kịch hay đến mấy đi chăng nữa cũng không thể truyền tải hết cái thần của vai diễn, lại càng không thể trở thành diễn viên kinh kịch xuất sắc được. Chính vì thế mà cậu bé Mai Lan Phương luôn cảm thấy buồn bã, chán nản. Sau đó, không biết nghe ai nói rằng nuôi chim bồ câu có thể luyện tập cho mắt, chàng thanh niên mười bảy tuổi Mai Lan Phương cũng muốn thử và bắt đầu nuôi chim bồ câu.

Lúc đầu, cậu chỉ nuôi có vài con nhưng sau đó, số lượng chim bồ câu đã tăng lên thành mười mấy con. Mai Lan Phương nói rằng: “Nuôi chim bồ câu cũng giống như huấn luyện một đội không quân vậy, nếu không có năng lực tổ chức thì không thể nuôi được chúng. Khi bồ câu bay đi thì cần có sự chỉ huy.” Mai Lan Phương dùng một cây gậy tre, trên đầu gậy có gắn một lá cờ màu đỏ. Khi cậu vẫy lá cờ này thì đàn bồ câu sẽ bay lên. Đổi lại lá cờ đỏ bằng lá cờ xanh, đàn chim sẽ đậu xuống. Sau khi đã huấn luyện một đàn chim bồ câu có thể bay cao, bay xa và đáp xuống theo hiệu lệnh của mình, Mai Lan Phương lại bổ sung thêm một, hai con chim mới vào đàn. Hàng ngày, Mai Lan Phương dậy từ sớm, cho chim bồ câu ăn, uống nước, sau đó bắt đầu huấn luyện chúng.

Đầu tiên, Mai Lan Phương sẽ thả vài chú chim có khả năng bay tốt ra trước, sau đó là nhóm thứ hai, thứ ba… Mỗi khi chim bồ câu bay gần, bay xa, cậu đều nhìn theo chúng, vậy là đôi mắt có thể được mở to hơn, hai con ngươi chuyển động linh hoạt hơn, hơn nữa lại có thể nhìn xa hơn nhiều. Một thời gian dài kiên trì luyện tập, căn bệnh sụp mí mắt của Mai Lan Phương đã khỏi, khi ra gió không còn chảy nước mắt nữa và hai con ngươi cũng trở nên sinh động, có hồn hơn.

Khi biểu diễn, mọi người đều nhận xét là đôi mắt của Mai Lan Phương rất có thần, ngay cả những người ngồi ở hàng ghế sau cùng cũng có thể nhận thấy ánh mắt của Mai Lan Phương đang nhìn về phía họ. Việc nuôi chim bồ câu không những có thể giúp cậu luyện mắt mà còn giúp cậu rèn luyện thể lực nữa. Ngày nào cũng vẫy cờ khiến hai cánh tay, lưng và chân của Mai Lan Phương trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn.

Chính nhờ những lợi thế đó mà Mai Lan Phương mới dễ dàng thực hiện bài múa kiếm trong vở Bá Vương biệt Cơ và màn múa lụa đỏ trong vở Thiên nữ tản hoa. Ngày nào cũng thức dậy sớm, hít thở không khí trong lành khiến cho phổi của Mai Lan Phương hoạt động tốt hơn. Nhờ những lợi thế đó mà Mai Lan Phương đã đặt được nền móng cho trường phái nghệ thuật Mai Phái nổi tiếng sau này.

Sưu tầm

Mai Lan Phương không có một thể trạng tốt ngay từ khi sinh ra, nhưng vẫn trở thành diễn viên kinh kịch nổi tiếng một thời của Trung Quốc. Đó đều là kết quả sau một thời gian dài khổ luyện. Chỉ cần chúng ta học tập Mai Lan Phương, kiên trì học tập thì chắc chắn có thể đạt được thành tích tốt, đúng không nào?


© 2024. WebDocSach
Mọi chi tiết về bản quyền, yêu cầu sách, góp ý xin gửi về email : [email protected]